
Uống nước sau bữa ăn
Nếu chỉ cho bé nhấp chút nước tráng miệng, không vấn đề gì. Vậy nhưng nếu mẹ cho bé uống cả một cốc nước to sau bữa ăn, đây là một thói quen rất có hại. Nước sẽ làm loãng dịch dạ dày của trẻ sau bữa ăn, khiến thức ăn không có thời gian tiêu hóa trong dạ dày mà trôi thẳng vào ruột non, làm suy yếu hệ tiêu hóa.
Một lưu ý nữa, nếu mẹ cho bé uống nước lạnh sau bữa ăn, thay đổi nhiệt độ sẽ làm các mạch máu trong dạ dày co lại đột ngột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa dạ dày, và thậm chí gây ra chứng khó tiêu hoặc các rối loạn khác.
Nếu ăn tối xong mà mẹ cho con uống nước ngọt, hậu quả còn tệ hơn nhiều. Khí carbon dioxide có trong nước ngọt có ga sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày bé, dẫn đến giãn dạ dày cấp tính.
Cho trẻ ăn hoa quả tráng miệng
Nhiều mẹ nghĩ rằng cho bé ăn hoa quả sau bữa ăn sẽ giúp sạch miệng, thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Ăn hoa quả ngay lập tức sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.
Thói quen xấu sau khi cho con ăn của nhiều mẹ sẽ khiến bé bị khó hấp thu (ảnh minh họa)
Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn thêm chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.
Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé. Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nhiều loại hoa quả như hồng, dứa…lại không được cho bé ăn khi dạ dày rỗng.
Tắm cho bé ngay sau khi ăn
Cho con đi bộ, chạy nhảy sau bữa ăn
Đi bộ, tập thể dục hay cho phép con làm những hoạt động nặng nhọc hay chạy nhảy ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn của bé. Thực phẩm đang đọng lại trong dạ dày non nớt của bé nếu bị xóc mạnh sẽ gây ra đau bụng, khó tiêu.
Ăn xong “lùa” con lên giường luôn
Sau bữa ăn tối, nhiều bà mẹ muốn con nhanh nhanh chóng chóng đi ngủ để còn thời gian dọn dẹp và làm việc. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ ập đến ngay lập tưc sau bữa ăn, nó sẽ làm chậm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa và khiến thực phẩm bé vừa ăn trong dạ dày có thể không được tiêu hóa hoàn toàn. Mặt khác, tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày còn kích thích não gây ra các hiện tượng ác mộng, mất ngủ hay ngủ không yên giấc ở trẻ.
Nguồn: Eva.vn
Các bài liên quan

- Xe khách bốc cháy, hơn 40 hành khách thoát chết
- Tại sao không thể uống nước từ vòi?
- Tại sao chỉ có 1% lượng nước trên thế giới là có thể uống được?
- Cân Bằng Độ pH Trong Cơ Thể
- Tại sao nên uống Nước có tính kiềm Alkaline?
- Vai trò của nước trong ăn kiêng
- Những lợi ích chưa biết về nước lọc
- Tin nội bộ: Cần tuyển 20 cộng tác viên
- Bệnh nhân Gout nên uống nhiều nước lọc
- Hạn chế uống nước ngọt
- Vì sao bạn không nên uống nước đóng chai?
- Ăn sạch, uống sạch
- Hôm nay, TP.HCM nước yếu, thiếu, đục
- Nước máy lại bẩn
- Dùng nước tinh khiết lâu dài có thể mắc các bệnh thiếu vi chất
- Chất lượng nước đóng chai: Báo động đỏ
- Nước máy Hà Nội nhiễm amoni gây bệnh ung thư
- Amoni trong nước cao gấp 94,7 lần tiêu chuẩn cho phép
- Nước máy nhiễm amoni vượt giới hạn: Không xử lý vì tốn kém?
- Cách phát hiện nhanh Amoni trong nước